Breaking News

Những điều mẹ cần nhớ khi chuẩn bị cho con ăn dặm

Các mẹ có biết được: Các em bé cần được bắt đầu ăn dặm vào thời điểm nào và ăn gì để phù hợp không?

Nhận biết thời điểm khi nào bé đã ăn đủ

Nếu em bé bắt đầu quay đầu đi khi thấy mẹ xúc đồ ăn cho hay bé có hiện tượng bị chớ ra thì tức là em bé của bạn đã ăn đủ no rồi đấy!


Quen với đồ ăn dặm

Một số em bé lúc đầu thường tỏ ra không thích thú với các loại thức ăn ăn dặm. Lúc này các mẹ nên kiên trì tiếp tục cho bé tiếp xúc với đồ ăn dặm mỗi ngày cho tới khi bé thấy quen với nguồn cung cấp chất dinh dưỡng mới này.

Đúng thời điểm

Thời điểm tốt nhất để bé bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm là khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và không nên cho bé ăn khi bé chưa được 4 tháng tuổi. Vào độ tuổi đó, bé đã có thể cảm nhận và tự ý thức cho việc nuốt thức ăn dặm.

Nhận biết những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng làm quen với đồ ăn dặm

Ở lứa tuổi này, các dấu hiệu chính xác nhất cho thấy bé đã sẵn sàng tiếp xúc với đồ ăn dặm chính là sự hào hứng và thích thú. Nếu bé của bạn có vẻ thích thú với việc xem mẹ ăn, háo hức nhìn những thứ đồ ăn mà mỗi lần mẹ gắp lên bát hoặc chú ý tới bữa tối của mẹ thì dường như bé đã chuẩn bị tinh thần để làm quen với đồ ăn dặm.

Lên thực đơn ăn dặm

Mẹ hãy bắt đầu cho bé làm quen với các loại trái cây xay nhuyễn (sinh tố), rau và ngũ cốc. Khi làm ngũ cốc, mẹ có thể trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột cho đến khi nó quánh lại.

Cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa

Trong những tháng đầu tiên khi tiếp xúc với đồ ăn dặm, mẹ có thể thêm một đến hai muỗng thức ăn dặm vào hai đến ba bữa sữa trong ngày. Khi bé lớn hơn, mẹ tăng dần số lần cho con ăn dặm lên.

Lưu ý những loại thức ăn có thể gây dị ứng cho bé

Những loại thực phẩm hàm chứa chất gây dị ứng phổ biến, chẳng hạn như trứng hay lúa mì, sẽ làm tăng nguy cơ bé bị dị ứng sau này. Khi bé của bạn xuất hiện những hiện tượng như: phát ban, sưng mặt, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu dị ứng. Mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ khi nhận thấy ở bé có một trong các biểu hiện này.

Tránh những loại thức ăn có quá nhiều đường. Chúng không hề tốt cho sức khỏe và bé của bạn không thể nào dung nạp được hết lượng đường đó vào cơ thể. Tránh cho bé ăn mật ong cho đến khi 1 tuổi và tránh bơ đậu phộng cho đến khi bé 2 tuổi.