Breaking News

Các loại sữa tốt cho bà bầu

Bạn có biết rằng, bé nhà bạn sẽ có thể cao hơn những đứa trẻ khác nếu như trong suốt thời kỳ mẹ bầu bí uống đủ 150ml sữa mỗi ngày?

Và hơn thế nữa, các bé có thể sẽ nặng cân hơn và sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với những đứa trẻ sinh ra có mẹ không uống sữa khi mang thai.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh thấy rằng phụ nữ nếu uống sữa trong suốt thời gian mang thai sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Theo đó, mức độ insulin trong máu của trẻ có mẹ uống sữa khi mang bầu sẽ cao hơn bạn đồng lứa, do đó, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của những trẻ này cũng giảm.


Đặc biệt, nếu bà bầu uống sữa trong suốt thời kỳ bầu thì sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ mắc chứng loãng xương trong tương lai. Đồng thời, cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh vì sữa rất giàu vitamin D. Tuyệt vời hơn, hàm lượng Iốt trong sữa sẽ tăng cường sự phát triển não của thai nhi, giúp bé có chỉ số IQ cao hơn.

Ưu điểm nữa là mẹ uống sữa trong thai kỳ cũng giúp giảm nguy cơ của bệnh đa xơ cứng khi trưởng thành. Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của MS bao gồm nhiều giai đoạn tê liệt khác nhau.

Các loại sữa cho bà bầu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa bầu cho bạn chọn lựa. Vì vậy, bạn cảm thấy bối rối, khó khăn giữa “ma trận sữa” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn loại sữa nào, thì dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn:

1. Sữa tách béo

Nếu bạn không muốn nạp thêm quá nhiều calo vào cơ thể trong suốt thời gian bầu bí thì sữa tách béo là một chọn lựa tuyệt vời. Bởi:

- Sữa tách béo đã trải qua quá trình tách hàm lượng chất béo bão hòa.

- Quá trình tách hàm lượng chất béo bão hòa làm giảm các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E và C – những vitamin cần cho mẹ bầu.

- Một ly sữa ít béo cung cấp 305 mg canxi và 83 calo

- Uống 2-3 ly sữa mỗi ngày giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu canxi mẹ bầu cần mỗi ngày.

2. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem được tiêu chuẩn hóa là sữa có hàm lượng chất béo thấp nhất là 3,5%.

- Nếu bạn muốn tăng cân thì loại sữa nguyên kem sẽ là “người bạn” tuyệt vời với bạn. Còn không thì nó sẽ không phải lựa chọn đúng đắn đâu.

- Một ly sữa nguyên kem chứa 5 gam chất béo bão hòa và 149 calo.

3. Sữa bò tiệt trùng

Dù bạn có chọn sữa tách béo hay sữa nguyên kem thì điều quan trọng cần quan tâm vẫn là sữa đã được tiệt trùng.

- Khử trùng là quá trình làm chậm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách đun nóng sữa đến một nhiệt độ nhất định và sau đó làm mát nó.

- Uống sữa nguyên chất (sữa chưa được tiệt trùng) có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé bởi vi khuẩn có trong sữa sẽ tác động đến sự phát triển của bé, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

- Trung tâm phòng chống và kiể soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo: Tất cả phụ nữ đang mang thao nên tránh những thực phẩm được làm bằng sữa chưa tiệt trùng. Như thế sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.

4. Sữa tươi nguyên chất

Trên thị trường, hiện có 2 loại sữa tươi chính là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.

- Phương pháp thanh trùng: Sữa phải luôn được giữ lạnh từ 3- 5 độ C để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Sữa bò tươi thanh trùng khi mua về nên được để trong ngăn đá đến khi sản phẩm có thể đạt đến nhiệt độ 4 độ C thì có thể để xuống ngăn làm mát trong tủ lạnh để dùng dần trong khoảng 10 ngày.

- Phương pháp tiệt trùng: Áp dụng công nghệ mới là phương pháp tiệt khuẩn cực nhanh hay còn gọi là tiệt trùng, tức là diệt khuẩn cực nhanh. Sữa tiệt trùng có lợi điểm là không cần sử dụng đến tủ lạnh để tồn trữ sản phẩm. Thêm vào đó, sữa tiệt trùng còn có thể tồn trữ được trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm ở nhiệt độ bình thường mà không cần chất bảo quản.

Do đó, sữa tiệt trùng tiện lợi để sử dụng hơn và được khuyên dùng hơn.

Lưu ý, bạn chỉ nên uống sữa bầu hoặc sữa tươi, chứ không nên uống cùng lúc, chung nhau. Điều này khiến cho cơ thể không kịp thích nghi.